Chọn quốc gia hoặc khu vực


Nam Phi

EN

Canada

FR EN

Mexico

ES EN

Mỹ

EN

Úc

EN

Trung Quốc

ZH EN

Ấn Độ

EN

Hàn Quốc

KO EN

Malaysia

EN

Singapore

EN

Đài Loan

ZH EN

Thái Lan

TH EN

Việt Nam

VI EN

Cộng hòa Séc

CS EN

Đan Mạch

DA EN

Đức

DE EN

Tây Ban Nha

ES EN

Ireland

EN

Ba Lan

PL EN

Thụy Điển

SV EN

Hà Lan

NL EN

Na Uy

EN

Toàn cầu

EN

Vui lòng nhập để nhận đề xuất.

Kết quả trang web

Đề xuất đang được tải.


Đề xuất sản phẩm

Đề xuất đang được tải.


Phân tích ăn mòn trong phòng thí nghiệm – đảm bảo các linh kiện sử dụng an toàn và lâu dài

Hiện tượng ăn mòn do tác động từ môi trường gây ra, có thể làm hỏng bề mặt các bộ phận của sản phẩm và từ đó có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tsự an toàn của sản phẩm. Cùng tìm hiểu các bộ phận nào cần được kiểm tra độ ăn mòn và những phương pháp kiểm tra độ ăn mòn hiện có.

Các tác động từ môi trường như mưa, độ ẩm, khí thải hoặc sol khí đều có thể ảnh hưởng đến các bộ phận trong sản phẩm theo thời gian. Hiện tượng ăn mòn xảy ra khi các chất môi trường này tấn công và làm hỏng bề mặt của các bộ phận hoặc linh kiện bắt dính trong sản phẩm.

Đây là lý do tại sao Bossard luôn khuyên khách hàng của mình nên tiến hành thực hiện các thử nghiệm ăn mòn thường xuyên để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong quá trình thí nghiệm, kết quả kiểm tra có thể giúp khách hàng tìm ra điểm yếu trong việc chống ăn mòn sản phẩm, và khuyến nghị cho khách hàng các biện pháp chống ăn mòn tối ưu, và quan trọng nhất là tăng tính an toàn cho sản phẩm.

 

Hiện tượng ăn mòn là gì và có những loại ăn mòn nào?

Thông thường, hiện tượng ăn mòn thường được gọi với tên gọi “lớp gỉ” hoặc “rỉ sét”, được hình thành do quá trình oxy hóa sắt. Tuy nhiên, từ quan điểm kỹ thuật, hiện tượng ăn mòn còn đa dạng hơn thế nhiều. Đó là phản ứng hóa học (electro-) của vật liệu kim loại với môi trường của nó. Kết quả dẫn đến sự thay đổi có thể đo lường được trong vật liệu, cũng có thể khiến các bộ phận riêng lẻ hoặc toàn bộ sản phẩm không thể hoạt động bình thường. Tùy thuộc vào nơi quá trình ăn mòn diễn ra, chúng ta có thể phân loại các hiện tượng ăn mòn:

  • Hiện tượng ăn mòn đều hoặc bề mặt
  • Hiện tượng ăn mòn thành kẽ trong các lỗ và hốc nhỏ
  • Hiện tượng ăn mòn điện hóa giữa hai kim loại
  • Hiện tượng ăn mòn rỗ bề mặt, thông qua các lỗ rỗng trong vật liệu phủ
  • Hiện tượng ăn mòn giữa các hạt, gây ra bởi nhiệt độ cao trong quá trình gia công kim loại
  • Vết nứt do ăn mòn ứng suất, gây ra bởi ứng suất kéo
  • Hiện tượng giòn hydro, gây ra bởi sự xâm nhập của hydro trong quá trình làm sạch axit hoặc mạ kẽm thép và sự ăn mòn

Để các kỹ sư có thể ngăn chặn hiện tượng ăn mòn ở giai đoạn thiết kế, việc tìm hiểu về các loại ăn mòn khác nhau là điều cần thiết. Thông tin chi tiết về hiện tượng ăn mòn có thể được tìm thấy trong sách trắng miễn phí của Bossard với tiêu đề “Sự ăn mòn là gì?” và trong tải liệu thông tin kỹ thuật của chúng tôi về “Bảo vệ chống ăn mòn”.

 

Kiểm tra ăn mòn 101

Trong quá trình thử nghiệm ăn mòn, các lớp phủ của các bộ phận hoặc lớp bảo vệ chống ăn mòn của các mẫu thử nghiệm được tiến hành phân tích nhằm tìm ra vấn đề. Thử nghiệm dài hạn được thực hiện và theo dõi trong toàn bộ thời gian sử dụng sẽ vừa tốn kém vừa tốn thời gian. Để có được kết quả so sánh nhanh hơn, các thử nghiệm tiêu chuẩn được thực hiện ngay tại các phòng thử nghiệm trong các điều kiện ăn mòn.

  • Một trong những phương pháp nổi tiếng nhất là thử nghiệm phun muối trung tính (NSS) theo tiêu chuẩn ISO 9227. Trong quá trình thử nghiệm này, chúng tôi phun dung dịch muối (NaCl) lên đối tượng thử nghiệm trong một khoảng thời gian xác định – có khi hơn 1000 giờ. Để đảm bảo rằng các kết quả thử nghiệm có thể so sánh, có khả năng lặp lại, và có liên quan đến khả năng chống ăn mòn của bộ phận, chúng tôi thiết lập tất cả các thử nghiệm một cách thống nhất và tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện chung theo tiêu chuẩn ISO 9227.
  • Một phương pháp thử nghiệm khác không được sử dụng quá phổ biến là phương pháp “thử nghiệm nước ngưng tụ AT hoặc AHT” theo tiêu chuẩn ISO 6270-2. Trong quá trình này, chúng tôi để đối tượng thử nghiệm tiếp xúc với không khí ẩm, sau đó thay đổi nhiệt độ không khí (AT) hoặc độ ẩm và nhiệt độ không khí (AHT) để gây ngưng tụ.

 

Bossard – chuyên gia kiểm định với các phòng thử nghiệm riêng để tiến hành các thử nghiệm ăn mòn

Là một chuyên gia về công nghệ vật liệu và linh kiện bắt dính với nhiều năm kinh nghiệm, Bossard luôn sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ khách hàng có nhu cầu kiểm tra độ ăn mòn của các bộ phận. Chúng tôi có thể tiến hành thực hiện thử nghiệm NSS theo đúng tiêu chuẩn ISO 9227 tại các phòng thử nghiệm được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại.

 

Liên hệ với chúng tôi để hiểu thêm về Giải pháp Chuyên gia Đo kiểm - Expert Test của Bossard. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách!

Liên hệ

Khám phá các dịch vụ khác góp phần nâng cao năng suất hoạt động

Chuyên gia đào tạo -  Bossard Expert EduationChuyên gia Đào tạo - Expert Education
Nâng cao hiểu biết về các yếu tố quan trọng trong linh kiện bắt dính với các hội thảo và khóa học trực tuyến của chúng tôi

 

Chuyên gia tháo rời_Bossard Expert TeardownChuyên gia Tháo rời - Expert Teardown
Xác định rõ giải pháp bắt dính tốt nhất và khả năng tiết kiệm chi phí cho khách hàng

 

Chuyên gia Thiết kế _ Bossard Expert DesignChuyên gia Thiết kế - Expert Design
Thiết kế sản phẩm tốt nhất với các thông tin và công cụ kỹ thuật

 

Chuyên gia đi và kiểm tra _ Bossard Expert Walk

Chuyên gia Đi và Kiểm tra - Expert Walk
Nghiên cứu các linh kiện bắt dính và công cụ đang được sử dụng của quý khách, từ đó chúng tôi đưa ra các giải pháp tinh gọn và thông minh hơn

 

Chuyên gia Phân loại _ Bossard Expert Assortment AnalysisChuyên gia Phân loại - Expert Assortment Analysis
Giảm TCO bằng cách xác định cơ hội để sử dụng hợp lý các linh kiện bắt dính